Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ Ba, 4 Tháng Sáu, 2024 111 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương (kèm theo Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương) với các nội dung sau:

1. Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật

a) Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

– Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp; các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.

– Thời gian thực hiện: Năm 2024 – 2025 (sau khi Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật ở Trung ương được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức).

b) Tổ chức tuyên truyền Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Cơ quan thực hiện: Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí chủ trì tuyên truyền Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

– Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

c) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.

– Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật cho cán bộ, công chức của các sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

– Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo trên cơ sở tài liệu tại các cuộc tập huấn chuyên sâu do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

d) Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luậtcó liên quan.

– Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp.

– Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

– Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định.

3. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật Căn cứ quy định của Luật Tài nguyên nước, các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Các sở, ban, ngành của tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước được giao tại khoản 1 Điều 80 Luật Tài nguyên nước, các nhiệm vụ sau đây và các nhiệm vụ khác giao trong Luật.

b) UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định tại khoản 2 Điều 80 và các nội dung giao trong Luật.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý trạm, công trình quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước, công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước để bảo vệ các công trình này;

– Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;

– Phổ biến, tuyên truyền về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn;

– Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;

– Tiếp nhận, quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo phân công; tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, theo thẩm quyền;

– Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; – Quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn (quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23);

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương (quy định tại khoản 3 Điều 26);

– Các nhiệm vụ khác được giao trong Luật.

c) UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định tại khoản 3 Điều 80 và các nội dung giao trong Luật

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý trạm, công trình quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước, công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước để bảo vệ các công trình này;

– Phổ biến, tuyên truyền về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn;

– Tiếp nhận, quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo phân công; giám sát các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định;

– Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt; – Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp trên;

– Quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn (quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23);

– Tiếp nhận kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt (quy định tại khoản 4 Điều 53);

– Các nhiệm vụ khác được giao trong Luật.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch giao:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch này, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2024, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch này và tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước trên địa bàn quản lý và Báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để theo dõi.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này để kịp thời báo cáo UBND đảm bảo quy định.

4. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí trong dự toán ngân sách được giao hằng năm theo phân cấp ngân sách và các nguồn kinh hợp pháp theo quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này.

5. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để được giải quyết hoặc trình cấp có thẩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0976.853.999