Hỏi – đáp pháp luật về chính sách cho người lao động

Thứ Sáu, 21 Tháng Năm, 2021 365 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Hỏi: Anh Hoàng hiện đang làm kế toán cho một Doanh nghiệp tại địa phương. Vì muốn tăng thêm thu nhập nên anh đã ký kết hợp đồng lao động với một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ với công việc là quyết toán thuế cho một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ vào cuối tháng. Anh hỏi: Việc anh giao kết nhiều hợp đồng lao động có đúng quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về giao kết nhiều hợp đồng lao động như sau:

  1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
  2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, anh Hoàng có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết theo quy định nêu trên.

Hỏi: Chị Hà có trình độ đại học vừa được nhận vào công ty M với thời gian thử việc là 2 tháng, mức lương thử việc mà chị Hà bằng 75% mức lương của công việc cho một người chính thức. Chị Hà hỏi: Thời gian thử việc và mức lương thử việc mà công ty M trả cho chị có đúng quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021,  quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

  1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy, thời gian thử việc thì đối với vị trí công việc của chị Hà hiện tại, cần người có trình độ đại học thì thời gian thử việc 02 tháng là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên mức lương chị Hà được nhận là không đúng quy định của pháp luật. Chị có thể căn cứ vào quy định này để đòi quyền lợi về tiền lương cho mình.

Anh Bắc đang là nhân viên của công ty L. Cuối năm 2020 thì nhận được lệnh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Anh Bắc hỏi: Trong trường hợp anh có được tạm hoãn hợp đồng lao động không?

Trả lời:

Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021,  quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

  1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
  2. a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  3. b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  4. c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  5. d) Lao động nữ mang thai theo quy định;

đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

  1. e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  2. g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  3. h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
  4. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên, anh Bắc được hoãn hợp đồng lao động theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, anh Phúc không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0976.853.999