Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ Năm, 2 Tháng Năm, 2024 85 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 1335/KH-UBND ngày 12/4/2024 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, có những nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

– Tổ chức quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng, tổ chức và nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số13-CT/TW và Kết luận số 61-KL/TW.

– Các cơ quan, đơn vị truyền thông tăng cường xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; phê phán các hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân để giáo dục phòng ngừa.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về lâm nghiệp trên các nền tảng số, hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện truyền thông mới; phổ biến các nội dung, nhiệm vụ được quy định tại chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp và các văn bản liên quan khác; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

– Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên.

Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp

– Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng bền vững.

– Rà soát, sửa đổi, ban hành các chính sách, kế hoạch của tỉnh về lâm nghiệp đảm bảo tuân thủ với quy định của pháp luật để quản lý hiệu quả diện tích rừng và đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất đã được xác lập; khuyến khích, thu hút hiệu quả sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, cácnguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triểnkinh tế lâm nghiệp bền vững; thực hiện và đẩy mạnh phát triển các loại dịch vụ môi trường rừng.

– Nghiên cứu rà soát, báo cáo đề xuất mở rộng đối tượng được giao rừng, cho thuê rừng đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy định của pháp luật khác có liên quan, trong đó quy định cụ thể loại rừng phù hợp, khả thi để giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ở khu vực có rừng gắn với lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng.

– Xây dựng, triển khai các chương trình, đề án, giải pháp phát triển kinh tếlâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị, phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp:

Tổng quát của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 và các nhiệm vụ được UBND tỉnh phê duyệt tại: Kế hoạch 4228/KH-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Kế hoạch số 1338/KH-UBND ngày 16/5/2022 thực hiện “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các chương trình, đề án, kế hoạch, dự án khác có liên quan.

– Triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên cơ sở bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nhất là người làm nghề rừng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

– Xây dựng và triển khai thực hiện tốt phương án quản lý rừng bền vững đối với diện tích đất, rừng do Ban Quản lý rừng Hải Dương đang quản lý và khuyến khích các chủ rừng khác xây dựngvà thực hiện quản lý rừng bền vững trên diện tích được giao, cho thuê.

– Triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các bon và phát triển nhanh thị trường tín chỉ các bon rừng.

– Đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng như du lịch sinh thái, phát triển lâm sản ngoài gỗ tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như dược liệu, thực phẩm.

– Quản lý nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp gắn với nâng cao chất lượng, năng suất rừng trồng, chú trọng khâu chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, cây bản địa, thâm canh rừng.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và Quy hoạch tỉnh Hải Dƣơng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

– Các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện các nội dung về lâm nghiệp trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đồng bộ với Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và các quy hoạch chuyên ngành liên quan; các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

– Triển khai thực hiện rà soát, điều chỉnh, đánh mốc ranh giới 03 loại rừng, tiến tới hoàn thiện hồ sơ giao đất, giao rừng và xây dựng hồ sơ quản lý toàn bộ diện tích rừng đến từng đơn vị chủ rừng, đặc biệt là diện tích rừng do Ban Quản lý rừng Hải Dương quản lý.

– Tiếp tục tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; việc chuyển diện tích rừng tự nhiên sang mục đích khác phải được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

– Tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đặc biệt là các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật. Chỉ đạo xử lý nghiêm minh các vụ án hình sự thuộc lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

– Cân đối, bố trí ngân sách cho công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên; thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng gắn với ổn định, nâng cao đời sống cho người dân ở khu vực có rừng.

Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp

– Tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với các quy định của Trung ương và tình hình thực tiễn tại địa phương.

– Chú trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

– Quy định cụ thể việc phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính gắn với kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành, chủ rừng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép phức tạp, nghiêm trọng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới, người thân vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi số và chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về lâm nghiệp

– Thực hiện chuyển đổi số trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; truy xuất nguồn gốc lâm sản, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

– Tập trung nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ giống cây trồng và thâm canh rừng nhằm nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích, góp phần cải thiện thu nhập phát triển rừng ổn định và bền vững.

– Tổ chức xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, thí điểm phát triển tiềm năng cây đặc sản, cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh đôn đốc, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch. Cùng các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, quyết định./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0976.853.999