Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý hoạt động bến bãi tại bãi sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ Ba, 21 Tháng Sáu, 2022 446 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập kết, bốc xúc, vận chuyển các loại vật liệu xây dựng, khoáng sản, các loại hàng hóa khác tại các bãi sông, ven đê (sau đây viết tắt là hoạt động bến bãi) khá lớn, có 373 bến bãi (trong đó có 299 bến bãi đang hoạt động) trên các sông trục chính và 44 bến bãi trên các sông nội đồng. Các bến bãi đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa với tỷ trọng lớn, có hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy hoạt động bến bãi còn tồn tại vi phạm trong các lĩnh vực: đầu tư, đất đai, môi trường, đê điều, giao thông, xây dựng, khoáng sản, kinh doanh, gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ, ô nhiễm môi trường, thất thu thuế; hoạt động khai thác cát, khoáng sản trái phép, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đời sống nhân dân. Mặc dù trong những năm gần đây, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã có nhiều giải pháp, tăng cường hướng
dẫn, chỉ đạo quản lý, xử lý vi phạm, nhưng hoạt động bến bãi vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, các vi phạm chưa được xử lý triệt để, hiệu quả.

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động bến bãi bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt bến bãi, đồng thời phải chấp hành các quy định cụ thể sau đây:

– Về đầu tư, kinh doanh: Trước khi hoạt động, các bến bãi phải lập dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt, chấp thuậnvà phải hoạt động đúng mục tiêu, quy mô dự án được duyệt.

Trường hợp cho thuê bến bãi, Chủ bến bãi, Chủ hàng hóa phải cùng có nghĩa vụ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật liên quan.

– Về đất đai, môi trường: Các chủ bến bãi trước khi đi vào hoạt động phải thực hiện đầy đủ thủ tục về đất đai, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bàn giao đất trên thực địa. Quá trình hoạt động phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, diện tích đất được giao, không cản trở đến hoạt động bình thường của các chủ sử
dụng đất liền kề.

Thực hiện các thủ tục về môi trường theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phải có các giải pháp để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất.

– Về đầu tư xây dựng: Việc đầu tư xây mới, mở rộng, cải tạo bến bãi phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, đê điều, giao thông và các quy định của pháp luật có liên quan.

– Về tiếp nhận hàng hóa đến bến bãi: Chủ bến bãi, Chủ hàng hóa chỉ được tiếp nhận, tập kết, kinh doanh hàng hóa (trong đó có khoáng sản) có nguồn gốc hợp pháp, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định.

– Về lưu giữ, bảo quản, tập kết hàng hóa trong bến bãi: Việc tập kết hàng hóa trên bến bãi phải đúng chiều cao quy định (nếu không có hồ sơ, tài liệu tính toán cụ thể chiều cao thì chỉ được chất cao không quá 2m so với cao độ mặt bãi tự nhiên); đảm bảo an toàn bờ sông, công trình đê điều, thoát lũ; không được tập kết vật liệu, hàng hóa trong mùa lũ (từ 15/6 đến 15/10 hàng năm); nghiêm cấm việc hút cát trực tiếp từ lòng sông lên bến bãi.

Các chủ bến bãi, chủ hàng hóa khi tập kết khoáng sản tại các bến bãi thì phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết với các nội dung: Địa chỉ cung cấp khoáng sản được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát mọi hoạt động tập kết, vận chuyển của bến, bãi và kết nối với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát. Đối với trạm cân, phải lắp đặt phù hợp với điều kiện địa hình, đảm bảo kiểm soát được toàn bộ khoáng sản đưa ra khỏi khu vực bến bãi tập kết khoáng sản.

– Về tập kết lên phương tiện và vận chuyển hàng hoá: Việc tập kết hàng hóa tại bến bãi lên phương tiện vận tải phải bảo đảm không vượt quá tải trọng cho phép của phương tiện, của cầu đường trên tuyến vận chuyển; không vượt quá khổ giới hạn xếp hàng hoá trên phương tiện; bảo đảm che, đậy không để phát tán bụi, rò rỉ nước bẩn ra môi trường xung quanh.

Các phương tiện, thiết bị hoạt động của bến bãi phải đảm bảo quy định về đăng ký, đăng kiểm, kiểm định; đảm bảo đầy đủ chứng chỉ vận hành, bằng cấp của người điều khiển, đảm bảo các quy định về an toàn khi vận hành và các quy định khác của pháp luật.

Trong quá trình vận chuyển khoáng sản, chủ phương tiện phải mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh khối lượng và nguồn gốc của khoáng sản là hợp pháp; bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua theo quy định của pháp luật.

Chủ bến bãi, Chủ hàng hóa phải mở sổ theo dõi chi tiết các phương tiện vận chuyển ra vào bến bãi (biển số phương tiện, ngày giờ ra vào…).

– Về bảo vệ an toàn đê điều, thoát lũ và phòng chống thiên tai: Các bến bãi hoạt động phải đảm bảo an toàn đê điều, không ảnh hưởng đến thoát lũ sông và công tác phòng chống thiên tai; phải có phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Dừng mọi hoạt động khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0976.853.999