Chương trình hành động Thực hiện Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Khoá XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” | Trang thông tin phổ biến giáo dục Pháp luật tỉnh Hải Dương

Chương trình hành động Thực hiện Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Khoá XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”

Thứ Hai, 13 Tháng Mười Hai, 2021 547 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Thực hiện Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Khoá XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”, ngày 18/11/2021 Tỉnh uỷ Hải Dương đã ban hành Chương trình hành động số 27-CTr/TU thực hiện Kết luận số 02-KL/TW.

Chương trình gồm 06 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản: (1)Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền đối với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH); (2)Đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH; (3)Hoàn thiện chính sách pháp luật về PCCC và CNCH; (4)Nâng cao hiệu quả công tác PCCC và CNCH; (5)Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và (6) Đẩy mạnh xã hội hoá, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực PCCC và CNCH.

Trong đó, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH bao gồm những nội dung cụ thể sau:

– Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH, hậu quả thiệt hại do cháy, nổ gây ra, tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH.

– Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực hành các tình huống về PCCC và CNCH đảm bảo sát với thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất; tuyên truyền trực quan cho nhân dân về PCCC và cứu nạn, thoát nạn. Phát huy hình thức tuyên truyền hiệu quả trên báo hình, báo điện tử, tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên mạng xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; Cảnh báo nguy cơ, điều kiện, khả năng phát sinh cháy, nổ để nhân dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự kiểm tra, khắc phục, loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến phát sinh cháy, nổ.

– Lồng ghép công tác PCCC và CNCH với phong trào toàn dân về PCCC và CNCH, trong đó chú trọng xây dựng, nhân rộng các điển hình tiến tiến theo hướng tự phòng, tự quản ở các khu dân cư, cụm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH.

– Nhân rộng các mô hình điểm, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân về PCCC và CNCH, trong đó chú trọng xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản ở các khu dân cư, cụm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH.

– Tổ chức kiện toàn, củng cố các lực lượng PCCC tại cơ sở, khu dân cư (dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu PCCC tại chỗ; có chế độ, chính sách phù hợp để phát huy vai trò của lực lượng này trong công tác PCCC và CNCH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0976.853.999